Đũa có nguồn gốc từ đâu và người nước nào sử dụng đầu tiên?
Có những khoảnh khắc đẹp trong giải này như tiền đạo Hoàng Kỳ Anh dính chấn thương nhưng vẫn nén đau để thi đấu, hay bộ đôi trung vệ Nguyễn Hoàng Nam và Đặng Đức Anh gặp vấn đề về sức khỏe nhưng vẫn ra sân cống hiến.
TP.HCM có 10 trường ngoài công lập không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Huy mô tả công việc của anh là tìm kiếm, hỗ trợ và tiếp khách hàng đến vui chơi tại các bar. Khi có khách liên hệ, Huy phải đảm bảo vị trí bàn đẹp mà họ yêu cầu, thậm chí còn ngồi tiếp rượu. Huy cho biết có những buổi tối, phải tiếp đến 7 bàn, mỗi vị khách lại mời những loại rượu khác nhau. Huy nói việc này tàn phá cơ thể từng ngày.
Green Foods VN khánh thành nhà máy sản xuất bún khô và bánh tráng
Gần 1 tuần nay, chị Lê Thị Ngọc Quyên (33 tuổi), ngụ tại 7/28 Thành Thái, Q.10, TP.HCM, đã bán được hàng chục kg nuốc. "Hiện tại, con nuốc đang "sốt" trên mạng xã hội, nhiều người hỏi mua liên tục. Mình phải kết nối với bạn bè, nơi bán ở Huế mới nhập hàng về được. Mình bán giá nuốc từ 150.000 đến hơn 200.000 đồng/kg, tùy chất lượng", chị Quyên nói.
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Trải nghiệm tính năng an toàn ‘tận răng’ của Subaru tại Hà Nội
Nội dung AIES - XR Sport sẽ đưa tuyển thủ vào thế giới thực tế ảo, kết hợp với hoạt động thể chất để tranh huy chương. Trong khi đó, AIES - Robot Sport sẽ chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tuyển thủ qua việc sử dụng robot để thi đấu đối kháng.

Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
Giá vé xem chung kết Dota 2 The International 2023 gây phản ứng dữ dội
Trường ĐH Kinh tế Huế là cái tên duy nhất ở khu vực Duyên hải miền Trung từng 2 lần liên tiếp giành vé dự vòng chung kết toàn quốc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam (mùa 2023 và 2024). Tuy nhiên, việc không bắt nhịp tốt ở trận đấu ra quân vòng loại mùa giải 2025 khiến đội Trường ĐH Kinh tế Huế nhận thất bại đậm 0-4 trước đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế.Trận thua này khiến cho hy vọng đi tiếp vào vòng play-off của đội Trường ĐH Kinh tế Huế trở nên rất mong mạnh. Theo đó, đoàn quân của HLV Trần Trung Kiên buộc phải giành chiến thắng với cách biệt từ 6 bàn trở lên trước đội ĐH Duy Tân ở lượt trận cuối vào lúc 13 giờ 30 chiều nay, thì mới có thể lọt vào vòng trong với vị trí nhất nhóm 1.Trong khi đó, đội ĐH Duy Tân đang nắm trong tay nhiều lợi thế trước lượt trận cuối cùng. Ở lượt trận đầu tiên, đội ĐH Duy Tân ra quân suôn sẻ khi đánh bại đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế với tỷ số 2-0.Chính vì vậy, đội ĐH Duy Tân chỉ cần cần một kết quả hòa là chắc chắn đi tiếp vào vòng play-off với vị trí nhất nhóm 1. Tuy nhiên, mục tiêu của đội ĐH Duy Tân là giành trọn 3 điểm, để vào vòng trong một cách thuyết phục với thành tích toàn thắng cả 2 trận.
Siết buôn lậu bằng cách 'nới cửa' nhập khẩu nguyên liệu vàng
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.
nhan dinh lo kep
Vài tiếng trước thời khắc giao thừa, Ga Sài Gòn vẫn tấp nập hành khách. Chuyến tàu cuối cùng của năm Giáp Thìn khởi hành vào lúc 21h50, đưa những hành khách về quê đón tết. Đặc biệt, trên chuyến tàu này, mỗi hành khách đều mang theo một câu chuyện, một lý do riêng để khởi hành vào thời khắc này.Ai cũng mong đón giao thừa bên người thân. Nhưng vì lí do riêng mà mình không làm được. Cũng hơi chạnh lòng, nhưng cứ nghĩ đến khoảnh khắc được đoàn tụ ngày mùng 1 đã thấy vui rồi. Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, đến từ Quảng Ngãi chia sẻ.Mỗi hành khách đều đang rất gấp rút, mong ngóng để sớm được trở về với gia đình. Có những hành khách vì sợ trễ tàu mà đã đến từ rất sớm. Để tiết kiệm thời gian, họ kết hợp cả bữa ăn tối trong lúc chờ tàu.Theo thông tin từ Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn, chuyến tàu cuối cùng của năm mang số hiệu SE2, với khoảng hơn 200 hành khách. Có những hành khách phải di chuyển quãng đường rất xa về các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên đa số hành khách sẽ đi về miền Trung hay các địa phương gần TP.HCM.Chuyến tàu cuối cùng của năm Giáp Thìn lăn bánh, trong những giây phút quan trọng, không chỉ là một hành trình dài, mà còn là cuộc đua với thời gian. Mỗi phút trôi qua dường như trở nên quý giá hơn bao giờ hết, bởi ai cũng mong kịp về nhà, kịp sum vầy cùng gia đình trong khoảnh khắc tết đến, xuân về. Cảm giác thời gian như đang trôi quá chậm, khiến cho sự mong đợi, lo lắng càng nhiều thêm.Chuyến tàu này mang theo những hy vọng và ước mơ của hành khách về một năm mới bình an, hạnh phúc.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư